Cách mạng 1989
Cách mạng 1989

Cách mạng 1989

Cách mạng 1989, hay còn được gọi là Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu (còn được gọi bằng nhiều tên gọi khác như là Mùa thu của Cộng sản, Sự sụp đổ của khối Cộng sản chủ nghĩa, Các cuộc cách mạng ở Đông ÂuMùa thu của Quốc gia[2]) là sự sụp đổ mang tính hệ thống của các nhà nước chủ nghĩa xã hộichủ nghĩa cộng sản theo chủ nghĩa Marx-Lenin tại Liên Xô, Đông Âu và một số nước khác.Các sự kiện của cuộc cách mạng toàn diện bắt đầu ở Ba Lan vào năm 1989[3][4] và tiếp tục ở Hungary, Đông Đức, Bulgaria, Tiệp KhắcRomania. Một đặc điểm chung của hầu hết những cuộc cách mạng này là việc sử dụng rộng rãi các chiến dịch phản kháng của dân chúng, thể hiện sự phản đối của dân chúng đối với việc tiếp tục cai trị độc đảng và góp phần tạo ra áp lực thay đổi.[5] Romania và Afghanistan là hai nước duy nhất lật đổ chế độ cộng sản bằng bạo lực.[6] Các cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn (tháng 4 đến tháng 6 năm 1989) không thể kích thích những thay đổi chính trị lớn ở Trung Quốc, nhưng những hình ảnh gây ảnh hưởng về sự can đảm bất chấp mọi thứ trong cuộc biểu tình đó đã giúp thúc đẩy các sự kiện ở những nơi khác trên thế giới. Vào ngày 4 tháng 6 năm 1989, Công đoàn Đoàn kết đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử tự do một phần ở Ba Lan, dẫn đến sự sụp đổ một cách hòa bình của chủ nghĩa Cộng sản ở nước này vào mùa hè năm 1989. Cũng trong tháng 6 năm 1989, Hungary bắt đầu tháo dỡ phần Bức màn sắt của mình.Việc mở một cửa khẩu biên giới giữa Áo và Hungary tại Cuộc dã ngoại Liên Âu vào ngày 19 tháng 8 năm 1989 sau đó đã gây ra một phản ứng dây chuyền hòa bình, cuối cùng thì Đông Đức không còn nữa và Khối phía Đông đã tan rã. Do hành động bất nhất của các nhà cầm quyền Đông Âu tại Cuộc dã ngoại Liên Âu, khung của Khối Đông Âu đã bị phá vỡ. Giờ đây, các công dân của Khối phía Đông được truyền thông thông tin đều biết rằng Bức màn sắt không còn chặt chẽ và quyền lực của nhà cầm quyền ngày càng bị phá vỡ. Điều này dẫn đến các cuộc biểu tình lớn ở các thành phố như Leipzig và sau đó là sự sụp đổ của Bức tường Berlin vào tháng 11 năm 1989, được coi là cửa ngõ biểu tượng cho sự thống nhất của Đức vào năm 1990.Liên Xô trở thành một nước cộng hòa bán tổng thống đa đảng cho đến khi giải thể vào tháng 12 năm 1991, dẫn đến 11 quốc gia mới (Armenia, Azerbaijan, Belarus, Georgia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Moldova, Tajikistan, Turkmenistan, UkraineUzbekistan), tuyên bố độc lập khỏi Liên Xô trong năm đó, trong khi các nước Baltic (Estonia, LatviaLitva) giành lại độc lập vào tháng 9 năm 1991. Phần còn lại của Liên bang Xô viết, chiếm phần lớn diện tích, tiếp tục với việc thành lập Liên bang Nga vào tháng 12 năm 1991. AlbaniaNam Tư từ bỏ chủ nghĩa cộng sản từ năm 1990 đến năm 1992. Đến năm 1992, Nam Tư đã tách thành 5 quốc gia mới, đó là Bosnia và Herzegovina, Croatia, Cộng hòa Macedonia, Slovenia và Cộng hòa Liên bang Nam Tư, sau đó được đổi tên thành Serbia và Montenegro vào năm 2003 và cuối cùng chia tách vào năm 2006 thành hai nước, SerbiaMontenegro. Serbia sau đó bị chia cắt thêm do sự ly khai của nhà nước Kosovo được công nhận một phần vào năm 2008. Tiệp Khắc giải thể ba năm sau khi chấm dứt chế độ Cộng sản, chia tách một cách hòa bình thành Cộng hòa SécSlovakia vào ngày 1 tháng 1 năm 1993.[7] Tác động của những sự kiện này đã được cảm nhận ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa cộng sản đã bị từ bỏ ở các nước như Campuchia (1991), Ethiopia (1990), Mông Cổ (vào năm 1990 đã bầu cử lại một cách dân chủ và lập ra một chính phủ Cộng sản điều hành đất nước cho đến năm 1996) và Nam Yemen (1990).Các cải cách chính trị rất đa dạng, nhưng chỉ có bốn quốc gia có các đảng cộng sản có thể giữ được quyền lực, đó là Trung Quốc, Cuba, LàoViệt Nam. Nhiều tổ chức cộng sản và xã hội chủ nghĩa ở phương Tây đã chuyển các nguyên tắc chỉ đạo của họ sang dân chủ xã hộichủ nghĩa xã hội dân chủ. Các đảng cộng sản ở ÝSan Marino bị ảnh hưởng và sự cải tổ của tầng lớp chính trị Ý diễn ra vào đầu những năm 1990. Ngược lại, ở Nam Mỹ, một thủy triều hồng bắt đầu ở Venezuela vào năm 1999 và định hình chính trị ở các khu vực khác của lục địa này cho đến đầu những năm 2000. Cục diện chính trị châu Âu thay đổi mạnh mẽ, với một số quốc gia trước đây thuộc Khối Đông Âu gia nhập NATOLiên minh châu Âu, dẫn đến sự hội nhập kinh tế và xã hội mạnh mẽ hơn với Tây Âu và Hoa Kỳ.

Cách mạng 1989

Hình thức Cải cách, biểu tình, đấu tranh, bạo động
Nguyên nhân
Kết quả Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ
Địa điểm
Châu Âu (Chính xác ở trung tâm châu Âu, sau đó lan sang Đông Nam và Đông Âu)
Trung quốc
Liên Xô
Các nước XHCN ở các bộ phận khác của châu Âu và thế giới
Ngày 21 tháng 4 năm 1988 – 24 tháng 9 năm 1993
(5 năm, 5 tháng và 3 ngày)
Mục tiêu

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cách mạng 1989 http://books.google.com/books?ie=UTF-8&vid=ISBN963... http://books.google.com/books?q=%22Autumn+of+Natio... http://www.google.com/search?tbs=bks:1&tbo=1&hl=pl... http://articles.latimes.com/1988-11-17/news/mn-458... http://www.nationalreview.com/owens/owens200406051... http://m.sputniknews.com/politics/20160125/1033697... http://chnm.gmu.edu/1989/ http://www.ccc.nps.navy.mil/si/2004/aug/knopfAUG04... http://vnexpress.net/GL/The-gioi/2010/08/3BA1F4D7/ http://www.aeinstein.org/organizationse3a7.html